Mỗi năm đến gần đầu tháng 5, mọi người Nhật đều náo nức trông chờ vì sẽ được "giải thoát" khỏi cái tập quán lao động quá độ của dân tộc nầy - tức là được nghỉ lễ "dây chuyền" mà họ thường gọi một cách rất hân hoan là "Golden week" hoặc là "Ogâta renkyu" (大型連休).
Trên thực chất, lễ dây chuyền nầy gồm có:
- Ngày 29 tháng tư: cho đến năm 1988 vốn là ngày "Tennô tanjô bi" (天皇誕生日・sinh nhật của Thiên Hoàng Shôwa), giữa năm 1989-2006 đổi thành ngày "Midori no hi" (みどりの日/lễ xanh hay Greenery day), hiện nay đổi lại là "Shôwa no hi" (昭和の日)
- Ngày 3 tháng năm: ngày "Kenpô kinenbi" (憲法記念日/ngày kỷ niệm Hiến Pháp)
- Ngày 4 tháng năm*: giữa năm 1985 đến 2006 là ngày "Kokumin no kyuujitsu" (国民の休日/ngày nghỉ của công dân), sau đó đổi thành "Midori no hi" (みどりの日/lễ xanh hay Greenery day)
- Ngày 5 tháng năm: ngày "kodomo no hi" (こどもの日/lễ nhi đồng) cũng là "Tango no sekku" (端午の節句/Tết Đoan ngọ)
*Xưa kia ngày 4/5 không có tên nhưng được đặc ra cho ngày đứng giữa 2 ngày lễ. Ngày 1 tháng năm tức "May day" không phải là ngày lễ Lao động chính thức của Nhật Bản.
Tango no sekku ( 端午の節句): lễ hay tết "Đoan ngọ" phát xuất từ Trung Quốc, mỗi năm vào ngày 5 tháng 5 (nay được đổi thành "Kodomo no hi" (子供の日)tức lễ Nhi đồng ở xứ Nhật Bản). "Đoan" có nghĩa là "bắt đầu", "ngọ" là tháng thứ 5 theo lịch củ và cũng đồng âm với “五・ngũ" của tiếng Nhật. Theo âm lịch đây là ngày bắt đầu cho mùa hè. Để chuẩn bị cho việc chống lại nhiều bệnh tật thường xuất hiện trong mùa nầy, cha mẹ có con bé thường làm lễ cầu trời Phật đễ được tráng kiện an lành. Nếu gia đình có con trai, người Nhật thường dựng cây phướng cá "koi" (cá chép) gọi là "koi no bori" trước ngày 5/5 trên sân nhà.
Bên trong nhà, họ cho chưng bày cái tượng chú bé "Kintarô" (金太郎) cưỡi cá "koi" và cái áo giáp hay nón giáp samurai gọi là “yoroi kabuto” (鎧兜) hay "kabuto" (兜, 冑). Ngày xưa bên Trung Quốc người ta có truyền thuyết là cá chép leo thác nước để được thành rồng. Câu chuyện nầy được truyền sang những nước chịu ảnh hưởng của Hán Học như Việt Nam, Triều Tiên và Nhật Bản. Điều nầy làm cho ta liên tưởng đến cái chí "tang bồng hồ thỉ" của nam-tử Việt Nam hay TQ.
Kintarô là tên của Kintoki lúc còn bé của xứ Sakata, là bộ hạ của Minamoto no Raikô (源頼光 cũng đọc là Minamoto no Yorimitsu) - một samurai nổi danh vào đời Heian. Tục truyền rằng chú bé nầy thường cưỡi trên lưng con "gấu" khi vào rừng chơi với dã thú.
Vào ngày tết Tango, người Nhật làm bánh "mochi" (gạo nếp) gói trong lá "kashiwa" (lá sồi) và lá "ayame" (xương bồ" hay tre như bánh chưng bánh tét của Việt Nam ta, gọi là "kashiwa-mochi" và "chimaki" để cúng và ăn lễ Tết này.
Như trên đã nói, ngày Đoan Ngọ được biết ở nhiều nước Á Đông. Nhưng trên thực chất có nhiều tục lệ dẫn xuất rất khác nhau tùy theo địa lý và lịch sử của mỗi quốc gia. Ở Trung Quốc ngày 5 tháng 5 âm lịch là để tưởng nhớ Khuất Nguyên nước Sở cuối thời Chiến Quốc. Ông là người trung tiết nhưng bị gian thần hãm hại nên phải gieo mình tự vẫn trên con sông Mịch La. Dân chúng thương tiếc ông nên làm bánh nếp quấn chỉ ngũ sắc và ném xuống sông để cá không dám đến ăn xác của người trung nghĩa.
Ở xứ ta, trong Nam mùng 5 tháng 5 là ngày vía bà. Chợ Lách - Bến Tre có tổ chức triển lãm bông-hoa. Còn ngoài Bằc xưa kia là ngày giỗ quốc mẫu Âu Cơ. Ngày 5/5 cũng là ngày giết sâu bọ.
Trẻ con Nhật có bài hát đồng dao " Sei Kurabe (背くらべ) “ (đo chiều cao) rất hay là:
1.
柱のきずは おととしの (Hashira no kizu wa ototoshi no )
Vết (đo) xưa còn trên cột nhà
五月五日の 背くらべ (gogatsu itsuka no Sei-Kurabe)
Năm kia vào ngày 5 tháng 5
粽たべたべ 兄さんが (Chimaki tabe-tabe nii-san ga)
Anh tôi vừa ăn bánh chimaki
計ってくれた 背のたけ (hakatte kureta sei no take)
Đo thân tôi cao chừng ấy
きのうくらべりゃ 何のこと (Kinou kurabe-rya nan no koto)
Sao mà….hôm qua đo lần nữa
やっと羽織の 紐のたけ (yatto haori no himo no take)
Chỉ khác bằng sơi dây khâu**
** giây cột trên áo Haori
2.
柱に凭れりゃ すぐ見える (Hashira ni motarerya sugu mieru)
Lướt nhìn xuyên qua cột nhà
遠いお山も 背くらべ (Tooi oyamamo sei-kurabe)
Núi trùng trùng phương xa cũng thế
雲の上まで 顔だして (Kumo no uemade Kao dashite)
Cố vương mình trên mây trắng
てんでに背伸 してゐても (Tende ni senobi shiteite mo)
Thử xem ta cao đến mấy
雪の帽子を ぬいでさへ (Yuki no boshi wo nuide sae)
Dù bõ cái nón "tuyết" trên đầu
一はやつぱり 富士の山 (Ichi wa yappari Fuji no yama)
Từ nguồn:
http://www.erct.com/2-ThoVan/HVanBa/Renkyu.htmPhú-Sĩ Sơn vẫn trên hết