Một đoạn phim phản chiến ngắn có nội dung đề cập đến cuộc chiến tranh Việt Nam được sản xuất bởi Milton Galser đã thu hút được sự chú ý của cư dân mạng trong thời gian qua.
Đoạn phim mô tả việc nhân vật hoạt hình Mickey Mouse ghi danh vào quân đội, lên tàu để phục vụ cho cuộc chiến tại Việt Nam và sau đó tử vong bởi một viên đạn vào đầu. Đoạn phim được đạo diễn bởi Lee Savage và do Milton Glaser, người đồng thời là cha đẻ của logo I <3 NY cho Festival nghệ thuật The Angry Arts. Đoạn phim hoạt hình đen trắng không có âm thanh dài 1 phút này được sản xuất độc lập với Walt Disney vào năm 1968 và bị chìm dưới làn sóng văn hóa đại chúng trong nhiều năm sau khi được công chiếu. Bộ phim xuất hiện trở lại vào năm ngoái tại Liên hoan phim Sarajevo và sau đó là trên Youtube.
Nhà sản xuất Glaser cho biết, Festival The Angry Arts đã mời các nghệ sĩ tham gia và sản xuất các tác phẩm bày tỏ thái độ của họ về cuộc chiến tại Việt Nam với mong muốn cuộc chiến sẽ được kết thúc. Ông cũng cho biết thêm, khi được chiếu tại Festival, bộ phim đã làm cho khán giả xúc động bởi nó đề cập đến sự sụp đổ của thứ lý tưởng đã chi phối bạn theo cách mà bạn không mong muốn. “Chuột Mickey là biểu tượng của sự trong sáng, của nước Mỹ, đại diện cho sự thành công và chủ nghĩa lý tưởng. Và để cho nhân vật này bị giết, như một người lính, thực sự là trái ngược lại với mong muốn của của nhiều người”, nhà sản xuất Glaser giải thích trong bài phỏng vấn với tờ Buzzfeed. Tuy nhiên, tác phẩm của Glaser không phải là lần đầu tiên một nhân vật của Disney được sử dụng để truyền tải một thông điệp về chính trị. Trong suốt những năm 1940, một người bạn thân thiết của Chuột Mickey là Vịt Donald cũng tham gia trong một series về Chiến tranh thế giới thứ II. Một phim ngắn có tựa đề “Der Fuehrer’s Face" nằm trong series đã giành giải thưởng Academy Awards cho phim hoạt hình ngắn xuất sắc nhất có nội dung về cơn ác mộng của Vịt Donald khi phải làm việc trong một nhà máy của Đức quốc xã.
Nguồn: tinmoi.vn
Clip phản chiến Chuột Mickey ở Việt Nam thu hút cư dân mạng
Trang 1 trong tổng số 1 trang
* Không dùng những ngôn từ thiếu lịch sự. * Bài viết sưu tầm nên ghi rõ nguồn. * Tránh spam nhảm không liên quan đến chủ đề. Yêu cầu viết tiếng Việt có dấu.